SƠN AM TẠP LỤC - 山庵雜錄 - Thiền sư Vô Uẩn
THIỀN SƯ VÔ UẨN
- Thiền sư Vô Uẩn (1309 - 1386), tự Thứ Trung, hiệu Không Thất. Thầy họ Trần, người huyện Lâm Hải, tỉnh Triết (Chiết) Giang, nối pháp Thiền sư Diệu Đạo, hiệu Trúc Nguyên.
- Thầy trụ trì qua các ngôi chùa nổi tiếng như: Linh Nham, Thụy Nham; người học tin tưởng hướng về, tông phong chấn hưng mạnh mẽ.
- Sau đó Thầy lui về ở nơi Tùng Nham. Năm thứ 7 niên hiệu Hồng Vũ (1374), Thầy lấy cớ già bệnh từ chối lời mời sang nước Nhật, rồi đến ở chùa Thiên Giới.
- Tống Cảnh Liêm là vị quan ở viện Hàn lâm có hiệu là cư sĩ Vô Tướng, do mến mộ đạo đức của Thầy, nên thường đến thăm hỏi bàn Thiền. Năm thứ 17 niên hiệu Hồng Vũ, đệ tử của Thầy là Cư Đảnh đón Thầy về Thủy Sơn để phụng dưỡng.
- Hai năm sau Thầy thị tịch.
SƠN AM TẠP LỤC
- Quyển Sơn Am Tạp Lục - 山庵雜錄 được soạn thành vào những năm cuối đời, khi Thiền sư Vô Uẩn cất am tranh ẩn cư trên núi Thái Bạch, vào khoảng năm Hồng vũ đời Minh, sau đó được thu vào Vạn tục tạng tập 148.
- Sơn Am Tạp Lục - 山庵雜錄 (gồm 2 quyển) nội dung thu chép hành trạng của các bậc tôn túc danh đức từ các sách La hồ dã lục, Vân ngọa kỉ đàm, Tùng lâm công luận, Thiền lâm bảo huấn, Chư truyền đăng lục và sự thấy nghe của các vị hành cước tham học đương thời.
- Đối với những truyện có sự nhầm lẫn, soạn giả đã khảo xét lại những chứng cứ để sửa chữa lại cho rõ hơn.
- Quyển thượng thu chép từ Hòa thượng Định Thủy Bảo Nguyệt đến Hòa thượng Vô Tượng Vị, gồm hơn 70 điều.
- Quyển hạ thu chép từ ngài Hồ Châu Tăng Tịnh đến ngài Đàn Chủ Đức Ngung, gồm hơn 60 điều. Tất cả đều là những niêm đề và lời hay hạnh đẹp của các bậc danh đức trong Thiền lâm thời cận cổ..
- Sơn Am Tạp Lục - 山庵雜錄 ghi lại những cơ duyên đề xướng của các bậc cao đức, chuyện nhân quả báo ứng, cùng nhiều hạnh nết lành dữ đáng làm gương cho đời sau, là kim chỉ nam cho người tu đạo, cho nên được khen ngợi là một trong 7 quyển sách hay của Thiền môn.
GÓP NHẶT
1. Hòa thượng Bảo Diệp ở viện Định Thủy, người Tây Minh, đến tham học với Thiền sư Trí Ngu hiệu Hư Đường ở Kính Sơn. Thông thường nếu như chưa thể thông suốt thoại đầu trong Tông môn, thầy nhất định phải thưa hỏi các bậc lão thành, bao giờ hiểu mới thôi.
- Một hôm, thầy đi đến chỗ Hư Đường, hỏi: Câu sau cùng của Đức Sơn nếu cho là có, Đức Sơn đâu thể chẳng hiểu? Nếu bảo là không, sao Nham Đầu lại nói Đức Sơn chưa hiểu? Mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy.
- Hư Đường nói: Ta chẳng hiểu, ông nên đi hỏi Thủ tọa Vân.
- Thủy đi hỏi Thủ toa Vân. Đúng lúc Thủ toa dao núi về, xách nước rửa chân.
- Thầy liền đưa cho nước, cúi mình lấy tay kì co, lại ngước đầu hỏi: Câu sau cùng của Đức Sơn, con chưa biết là có hay không, mong Thủ tọa chỉ dạy.
- Thủ tọa Vân dùng hai tay vốc nước rửa chân tạt vào mình thầy, nói: Có câu sau cùng nào đâu!
- Thầy không hiểu ý chỉ. Sáng hôm sau thầy đến gặp Hư Đường.
- Hư Đường hỏi: Tôi bảo ông hỏi Thủ tọa Vân câu sau cùng ông ta nói thế nào?
- Thầy nói: Con theo lời dạy của Hòa thượng đến hỏi Thủ tọa, bị ông ta lấy nước rửa chân tạt vào mình
- Hư Đường nói: Ông ta không nói gì khác sao?
- Thầy đáp: Ông ta nói: “Có câu sau cùng nào đâu”.
- Hư Đường nói: Thế thì ta nói cho ông biết là ông ta hiểu được.
- Thầy do đó thông suốt. Thủ tọa Vân là Hòa thượng Nhàn Cực, đệ tử đứng đầu của Ngài Hư Đường, có đạo hạnh cao, trụ ở Hồ Khâu rồi mất.
- CHÚ THÍCH:
- (1) Thoại đầu (HII): Thoại là một lời nói, khi chưa khởi niệm muốn nói gọi là thoại đầu, chính là chỗ vô thì vô minh. Tham thoại đầu, còn gọi là Khán thoại đầu, tức là nhìn ngay chỗ vô thỉ vô minh, không biết đó là cái gì, vừa nhìn vừa hỏi, càng hỏi càng cảm thấy không biết, ấy gọi là phát nghi tình. (Theo Từ Điển Thiền Tông)
2. Nhân Đại Phương trụ trì chùa Định Huệ ở Bình Giang, là người ở Thiên Thai, nối pháp ngài Cổ Lâm. Thấy không quan tâm đến việc nhỏ nhặt, cuộc sống phóng khoáng tự tại, thường qua lại thân thiết với Quận thú Chu Hầu Nghĩa. Đại Phương giao lại tất cả công việc trong viện, đến ở phòng của Lão Túc Hoa tại Linh Nham.
- Ngày 8 tháng 9 năm Mậu Tuất, niên hiệu Chí Chánh, Chu Hầu Nghĩa có việc vào núi thăm hỏi. Đại Phương nói với Hầu Nghĩa:
- Tôi vào ngày 14 trong tháng này sẽ hỏa thiêu tại núi này. Mong ông chứng minh cho tôi.
- Hầu Nghĩa vui đùa chấp nhận, rồi từ biệt ra đi. Đến ngày 13, thầy viết kê gửi Hầu Nghĩa nói:
Vách núi hôm qua nhặt củi khô, Sáng nay chất huyễn hóa thành tro, Ân cần nhắn gởi Hiền hầu bạn, Mây tan trời thẩm một vầng trăng.
- ÂM:
- Hầu Nghĩa nhận được bài kệ, cũng chưa tin chắc.
- Đêm ấy, thầy xin Lão Túc Hoa dùng củi khô làm một sàng cao và mượn cái khám để ngồi.
- Lão Túc Hoa nói: Củi thì sẽ cho, còn khám thì không có.
- Thầy mới chỉ cái giường Lão Túc Hoa ngồi nói: Cái này cũng đủ rồi.
- Lão Túc Hoa đồng ý như lời. Đến sáng ngày 14 thầy lên điện lễ Phật xong, nói lời từ biệt với tăng chúng, lại nói kệ:
- ÂM:
- ÂM:
- Khoảng niệm một xâu chuỗi, thầy nói với Tôn Túc Hoa: Ngài nên dặn dò lại.
- Chỗ lửa đốt cháy được rất nhiều xá lợi.
- Chu Hầu Nghĩa nghe được tin này, giật mình than thở mãi. Thế rồi ông xây tháp thờ xá lợi thầy ở Linh Nham, lại làm thơ để tỏ lòng thương tiếc.
- Hổn Nguyên ở với Tử Trạch làm Tri Khố, tinh cần làm việc ở nhà trù giữ đúng qui tắc không phạm một tơ hào. Nhưng do sợ có lỗi nên viết lên tường nơi liêu phòng rằng:
- Thiên Giang Thiệu, Trực Chỉ Viên, Hưu Am Dịch, cả 3 người đều là ngu tăng, trong vùng ai cũng biết, hoàn toàn không có chánh kiến, họ tự dối in khắc ngữ lục. Ngoài ra như Huy Tạng chủ đem Kinh Kim Cang phân tích mỗi phần đoạn, dối làm các bài tụng cho khắc bản lưu truyền.
- Lúc bấy giờ có Thứ Trung Uẩn ở Đồng Cốc, Huy tới vặn hỏi Uẩn, Uẩn hỏi lại Huy:
- Kinh này lấy gì làm tông?
- Y liền ngơ ngác không hiểu. Đây chẳng phải khinh thường, mượn danh là gì?
- Đời nay chư vị danh đức tôn túc, những người hộ pháp tri thức (học giả) gặp những sách lục như thế, cần phải tố giác để ngăn chận bớt.
- Vạn nhất chớ cậy tình uốn cong lời tức là vượt bậc vậy.
- Nên suy nghĩ kỹ Kinh Đại Bát Nhã ghi: quả báo phải thọ ở ngục A Tỳ.
- Cho chí 5 bộ sách tà giáo từ lâu đã tuân lệnh nghiêm cấm. Tự mình không dám nhận sách tạp hay có tiếp tục ra sách, chớ màu mè dựa lời Phật, Tổ mà xen lộn tạp nhạp lời sai lầm của tà giáo như luyện đơn, xuất thần các loại.
- Hoặc đem Tâm Kinh, Kim Cang v.v… chú giải sai lệch bỏ lững, rồi in ấn lưu truyền đều là cái nạn tài liệu sai trái, cần phải ngăn chặn triệt dứt.
- Luận về hộ trì chánh pháp là để dứt mọi hậu họa về sau.
- Ngài Nghĩa Ðoạn Nhai ở núi Thiên Mục, Hàng Châu, gặp ngài Cao Phong nhận được y chỉ, người quy hướng rất đông.
- Sau khi chết, Nhai báo mộng sanh vào nhà họ Tề ở Ngô Hưng; về sau làm tăng tên Thoại Ứng tự Bảo Ðàm, từ nhỏ đến lớn mỗi ngày thọ người lễ bái cúng dường.
- Lúc tôi ngụ ở Thiên Giới, ngẫu nhiên Bảo Ðàm cũng ở đó, sống với nhau một thời gian khá lâu, tôi quan sát hành vi của ông ấy thấy cũng trung bình như người thường không khác.
- Tiền thân thật là người phi thường sao lại liền quên điều đã tu tập đời trước như thế!
- Người xưa nói: “Thanh văn còn mờ tối lúc xuất thai, Bồ Tát còn u mê khi cách ấm”. Thế nên, người tu hành há chẳng thận trọng ư!
- Niên hiệu Hồng Vô, mùa đông năm Canh Tuất, Ðiền Tử Trung từ Phụng Hóa đến thăm tôi ở Thái Bạch, cùng ở chung với nhau một thời gian khá lâu.
- Một hôm, tôi nói: “Kinh Kim Cang Bát Nhã, cõi Diêm La khen đó là kinh công đức, cho nên người đời tiến công thường hay đọc tụng kinh này”.
- Tử Trung bèn thệ thọ trì kinh ấy suốt đời.
- Một hôm, nhằm ngày giỗ mẹ, Tử Trung phát tâm tụng kinh này một trăm biến để tiến vong.
- Buổi sáng, vừa ngồi dậy trên giường mới tụng được chín biến, thấy quỷ tốt dắt một bà lão mang gông đến quỳ trước giường, đầu tóc che mặt, nhìn kỹ mới biết là vong mẫu.
- Tử Trung bối rối chẳng phải biết làm sao, chốc lát quỷ tốt dẫn đi như là muốn mở gong.
- Lúc đó, Tử Trung khóc lớn, hận không tụng kinh và hỏi han mẹ kịp thời.
- Tôi nói: “Công đức kinh này rất lớn, chẳng thể thí dụ được, nên Tử Trung phát tâm trì tụng thì liền thầm cảm được cõi âm khiến cho mẹ con được gặp nhau để cởi sự khổ não. Ô hô! To tát thay!”.
- Vào đời Minh, vị sư giữ chức Liêu Nguyên tên là Chiếu ở chùa Thiên Đồng, mắc bệnh ngặt trong niên hiệu Hồng Vũ, hằng ngày niệm thánh hiệu Quán Âm một vạn tiếng.
- Sau đấy, tự nghĩ: “Chẳng bao lâu nữa ta sẽ chết, sao bằng đổi sang trì niệm danh hiệu A Di Đà Phật”.
- Vừa mới khởi lên ý niệm ấy, chợt thấy một phụ nữ xinh đẹp, mặc áo lục thù53, cầm tịnh bình, từ ngoài cửa bước vào; sư Chiếu kinh hãi không biết làm thế nào.
- Lắng lòng nhìn kỹ thì chính là Bồ Tát hiện tướng, sư Chiếu khóc lóc cầu xin thương xót, liền chẳng thấy nữa.
- 5 ngày sau hoàn toàn khỏi bệnh.
- Chuyện của Ngài Đông Châu - Hổ Khâu với Ngài Độc Cô - Linh Ẩn.
- Hai Ngài là người đồng hương, vừa là đồng học, kết bạn với nhau rất thân. Lúc Ngài Đông Châu ở Hổ Khâu thì cũng vừa khi ở chùa Vạn Thọ trong thành thiếu trụ trì, nên mọi người định cử Ngài Độc Cô đến đây trụ trì.
- Ngài Đông Châu nghe vậy, hết sức ngăn cản việc này, không biết lý do gì? Đúng ra là bạn bè thì phải tùy hỷ thêm nữa, nhưng đây Ngài lại ngăn cản?
- Bấy giờ, Ngài Độc Cô đang ở chùa Thiên Ninh tại Hồ Châu, từng theo thứ lớp mà tiến lên đã có địa vị rồi, và cũng biết việc đó nhưng không để lòng.
- Hơn một năm sau, Ngài Đông Châu có duyên sự đi đến Hồ Châu hóa duyên.
- Ngài Đông Châu trong ý cũng muốn đến thăm Ngài Độc Cô, nhưng trong lòng hổ thẹn nên do dự. Nghĩ xưa mình xử sự như vậy, không biết ổng còn nhớ chuyện đó rồi còn ngăn cản phá hỏng việc của mình hay không?
- Mới nghĩ hay là nên đợi ổng đi đâu vắng, rồi mình hãy qua đó để xem sao?
- Ngài Độc Cô khi được tin báo là có Ngài Đông Châu đến thăm, lúc đó Ngài đi vắng nhưng liền tức tốc trở về. Ngài tiếp đãi lễ nghi đầy đủ.
- Rồi nghe Ngài Đông Châu tính đi hóa duyên nên đem của cải riêng ra trước Ngài Đông Châu thong thả nói chuyện, bày tỏ tình bạn y như ngày trước không chút gì thay đổi, làm như không có chuyện gì hết.
- Đến khi Ngài Đông Châu trở lại chùa của mình ở Hổ Khâu, một đêm khuya, ở trên gác cao nơi phương trượng, Ngài vừa đi vừa tự ca ngợi rằng: "Độc Cô quân tử, Thọ Vĩnh tiểu nhân".
- Tức là khen Ngài Độc Cô xử sự đúng với tinh thần quân tử, còn chính mình có tâm tiểu nhân, nên tự trách mình.
- Nếu là chúng ta khi được cử đi trụ trì, lại có người bạn ngăn cản, thì có hận bạn không?
- Hãy thử kiểm lại xem! Rồi mai kia chúng ta có được duyên là người có uy tín tại địa phương đó, người bạn kia đến vùng thuộc quản lý của mình, thì có nhớ chuyện xưa, có xử sự tốt bình thường hay không? Kiểm lại xem!
- Đây Ngài Độc Cô đúng là người có tinh thần quân tử, dù hồi xưa bạn đối xử xấu với mình nhưng giờ gặp lại bạn cũng tiếp đãi ân cần, giúp đỡ nhau. Tâm của bậc quân tử đối với tình bạn là như vậy.
- Đó là những tấm gương để nhắc nhở chúng ta phải sống tốt với nhau.
- Tác giả tập Sơn Am Tạp Lục khi kể xong câu chuyện này, mới có lời bình: "Tôi xem kẻ ở trong tùng lâm ngày nay thì những người làm bạn với nhau lại tranh với nhau từng lời nói, rồi hiềm khích cái lợi với nhau từng sợi tơ.
- Đến nỗi đưa đến bài báng nhau, lấn át nhau, hận chẳng liền chết đi mới thỏa lòng.
- Tìm được người mà khoan hậu như Độc Cô, rồi người mà tự biết trách mình như Đông Châu thì thật là rất hiếm có vậy".
- Đời Nguyên bên Trung Hoa, vào năm Canh Ngọ niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp.
- Trong thành Hàng Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường.
- Mỗi buổi sáng, quan phòng chánh mướn người khiên tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa.
- Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng tự trồi lên nằm trên các thây chết khác.
- Chúng lấy làm lạ, vòng giây kéo đem lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật.
- Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra thiêu hóa.
- Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng rực rỡ.
- Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm Phật.