🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷
🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷🪷
CUỘC ĐỜI HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
Nội dung bài Pháp
- Cuộc đời Hòa thượng Tịnh Không
- Các Kinh hoà thượng Tịnh Không đã giảng
- Đạo nghiệp của Hoà thượng Tịnh Không
- Hoà thượng Tịnh Không không xây dựng chùa, cũng không thu nhận đồ chúng xuất gia
Cuộc đời Hòa thượng Tịnh Không
Hòa thượng Tịnh Không thế danh Từ Nghiệp Hồng, sinh năm 1927, tại Lông Giang, An Huy, Trung Quốc Năm 1949 ông định cư tại Đài Loan, làm việc tại Thực Tiễn Học Xá. Từ năm 1956 – 1959 Tịnh Không học Mật Tông với Đại sư Chương Gia. Từ năm 1959 – 1969 Tịnh Không học Phật học với cư sĩ Lý Bỉnh Nam. Năm 1959 ông được chế độ tại chùa Lâm Tế – Đài Bắc – Đài Loan, pháp danh là Tịnh Giác, pháp tự là Tịnh Không. Sau khi thọ giới cụ túc ngài đi khắp nơi giảng kinh thuyết pháp ở Đài Loan và các nước trên thế giới. Do tuổi cao sức yếu, Đại lão Hòa thượng pháp sư Tịnh Không đã viên tịch vào 2 giờ sáng ngày 26/7/2022, trụ thế 96 tuổi. Thành Kính đảnh lễ giác linh Ân Sư Đại Lão Hoà Thượng Thượng Tịnh Hạ Không Các Kinh hoà thượng Tịnh Không đã giảng
- Kinh Hoa Nghiêm
- Kinh Pháp Hoa
- Kinh Lăng Nghiêm
- Kinh Viên Giác
- Tịnh Độ Ngũ Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ)
- Kinh A-di-đà
- Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
- Đại Thế Chí Bồ-tát Niệm Phật Viên Thông Chương, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện)
- Kinh Kim Cang
- Kinh Địa Tạng
- Kinh Phạm Võng
- Kinh Nhân Vương
- Kinh Đại Bát-nhã Cương Yếu
- Bát-nhã Tâm Kinh
- Kinh Bát Đại Nhân Giác
- Kinh Tứ Thập Nhị Chương
- Kinh Thù Thắng Chí Lạc
- Kinh Đương Lai Biến
- Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo
- Kinh Kiết Hung
- Lục Tổ Đàn Kinh
- Sa-di Luật Nghi Yếu Lược
- Đại Thừa Khởi Tín Luận
- Vãng Sanh Luận
- Đại Trí Độ Luận
- Bách Pháp Minh Môn Luận
- Duy Thức Nghiên Cứu
- Bát Thức Quy Củ Tụng
- Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
- Phật giáo Tam tạng Kinh điển mấy mươi bộ
- Ngoài ra, ngài còn giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn, còn có chương trình Nhân Ái Hòa Bình Giảng Đường, giảng kinh thuyết pháp đã hơn 60 năm chưa từng gián đoạn.
Hiện nay, có phát hành nhiều loại băng giảng cassette, băng giảng video, đĩa CD, đĩa VCD, DVD, có đến mấy ngàn tập. Hơn nữa, ngài là người tiên phong trong việc áp dụng kĩ thuật truyền thông đa phương tiện Internet để phổ cập Phật học với trọng tâm là pháp môn Tịnh độ. Các bài giảng của Hòa thượng có thể tìm thấy phổ biến trên các trang Website, YouTube bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Hoà thượng luôn nhấn mạnh, Phật giáo không phải là tôn giáo, không phải là triết học, Phật giáo là giáo dục Phật-đà, dựa vào trí tuệ và từ bi để thành đạo, chứ không phải là tôn giáo mê tín dị đoan.
Quý vị xem lại các bài pháp thoại của Hoà thượng Tịnh Không tại đây
Đạo nghiệp của Hoà thượng Tịnh Không Năm 1960 Ngài được mời làm Giảng sư ở Tam Tạng Học Viện Chùa Thập Phổ thành phố Đài Bắc.
- Năm 1961 Ngài nhận lời đảm nhiệm ủy viên hoằng Pháp và ủy viên văn hiến của Hội Phật Giáo Trung Quốc.
- Năm 1965 Ngài đảm nhiệm ủy viên thiết kế của Hội Phật Giáo Trung Quốc.
- Năm 1972 Ngài đảm nhiệm tổng chủ giảng Đại Chuyên Phật Học Giảng Tọa của Hội Phật Giáo Trung Quốc.
- Năm 1973 Ngài đảm nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học viện học thuật Trung Hoa. Giáo thọ ủy viên biên dịch Hội Chú Thích Kinh Phật Ngữ Dịch Đài Loan.
- Năm 1975 Ngài đảm nhiệm làm giáo thọ văn hóa Đại học Triết Học Hệ Trung Quốc, và giáo thọ Thiên Chúa Giáo Đông Á Tinh Thần Sinh Hoạt Nghiên Cứu Tập Sở.
- Năm 1977 Ngài đảm nhiệm Viện trưởng Viện nội học Trung Quốc.
- Năm 1979 Ngài đảm nhiệm Viện trưởng Viện Tịnh Độ thật tiễn Trung Quốc. Ngài đã lập Hội Hoa Tạng Pháp Thí, Thư Viện Thị Thính Phật Giáo Hoa Tạng, Hội Gây Quỹ Phật Đà giáo dục, Tịnh Tông Học Hội Hoa Tạng…. Tổ chức Phật Giáo giáo dục và mấy chục ngôi Đạo Tràng chuyên tu chuyên hoằng Pháp môn Tịnh Độ trên toàn Thế Giới. Ngài là người tiên phong trong việc sử dụng hệ thống truyền thanh, đài truyền hình, truyền hình vệ tinh, mạng lưới internet thông tin Toàn Cầu. Dùng phương tiện truyền thông hiện đại để truyền bá chánh pháp, đẩy mạnh nền giáo dục của Phật Đà. Ngài đã in Đại Tạng Kinh miễn phí, ấn tống những loại sách thiện của nhà Nho như Tứ Thư Ngũ Kinh, An Sĩ Toàn Thư, Liễu Phàm Tứ Huấn… Những loại sách này khuyên người đoạn ác tu thiện, nâng cao phẩm chất lương thiện, khôi phục lại tâm tánh, đề xướng đạo đức, cải thiện phong hóa xã hội, hoằng dương Kinh sách và tạo ra ấn tượng có liên quan văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Mấy chục năm nay Ngài đã ấn tống các loại Kinh sách khuyên dạy người tu thiện lên đến hơn 10 triệu cuốn, in rất nhiều hình chư Phật Bồ Tát và Lịch Đại Tổ Sư Đại Đức mấy triệu tấm, các loại máy niệm Phật, biếu tặng lưu thông trên toàn Thế Giới. Năm 1977, Ngài bắt đầu nhận lời mời thuyết giảng ở hải ngoại, đẩy mạnh nền giáo dục của Phật Đà. Chỉ rõ phương châm nền giáo dục của Đại Thừa chủ yếu là phá trừ mê tín, phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, khởi phát chân trí huệ. Khiến cho xã hội đại chúng hiểu rõ chân vọng, chánh tà, đúng sai, thiện ác, lợi hại. Để xây dựng lý trí, đại giác, phấn phát, tiến thủ, lạc quan. Tạo một lý tưởng nhân sanh quan vũ trụ quan, thì mới có thể giải quyết được tất cả khổ nạn của chúng sanh, đạt được mục tiêu giáo dục hạnh phúc chân thật vĩnh hằng, cứu cánh viên mãn.
- Vì muốn để cho cái lý tưởng này thực hiện được. Ngài trước sau ở Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Úc Đại Lợi, Tây Ban Nha, Anh Quốc…, đề xướng chỉ đạo thành lập có hơn năm mươi mấy ngôi Đạo Tràng Tịnh Tông Học Hội. Đảm nhiệm chức vụ cố vấn hoặc Đạo Sư của mấy chục đoàn thể Phật Giáo và đoàn thể xã hội. Ngài còn đề xướng chỉ đạo cho con cháu người Trung Hoa khắp Thế Giới nên xây dựng Trung Hoa Dân Tộc Bá Tánh Tông Từ (Đền Thờ Tổ Tông). Hy vọng cách giáo hóa này, khiến cho mọi người đều biết thành, tín, trung, kính, hiếu đạo, luân thường đạo lý, thuần phong mỹ tục, hưng long quốc văn (cổ văn), là quá khứ, hiện tại, vị lai, ba đời cùng chung thông dụng ngôn ngữ văn tự. Văn hóa Trung Hoa rất độc đáo khác thường, là một nền văn hóa trên Thế Giới phát minh vĩ đại nhất, cũng là mấy ngàn năm bảo tàng trí tuệ của nhân loại, cùng với người hiện đại kết tinh thành một thể. Mỗi một người là con cháu của Viêm Hoàng (Tổ Tiên của người Trung Hoa), đều phải có trách nhiệm nghĩa vụ đem nền văn hóa này tiếp tục truyền thừa, phát dương quảng đại. Năm 1985, Ngài di cư sang Hoa Kỳ, thời gian Ngài hoằng Pháp trên đất Mỹ. Do bởi Ngài có sự liên hệ đoàn kết với các chủng tộc, xã hội được an hòa, nâng cao phương diện đạo đức, có sự cống hiến rất nổi bật. Tháng 8 năm 1995, Ngài được Tiểu bang Texas nước Mỹ phong tặng công dân danh dự của Tiểu bang, Thành phố Dallas cũng phong tặng công dân danh dự của Thành phố. Thời gian hoằng Pháp ở đây, Ngài đã từng được mời đi giảng ở trường Đại học Lý Công Tân Gia Ba, trường Đại học tiểu bang Maine Mỹ. Trường Đại học Deanza College tiểu bang Texas, trường Đại học Hawai. Ngài còn được mời đi giảng ở các trường Đại học tại Úc Châu như Melbournem, Sydney, Queensland. Ở các nước Á Châu như trường Đại học Phụ Nhân Đài Loan, trường Đại học Văn Hóa Trung Quốc, trường Đại học Thành Công, trường Đại học Trung Sơn, và đài truyền thanh, đài truyền hình thì có chương trình thuyết giảng Phật học chuyên giảng đề tài. Ngài đi đến nơi nào thuyết giảng thì có rất nhiều thính chúng lắng nghe pháp âm, pháp duyên của Ngài rất thù thắng, được tứ chúng đệ tử hết lòng ủng hộ.
- Tháng 5 năm 1995, được sự chỉ đạo của Ngài, Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba và Tịnh Tông Học Hội liên kết sáng lập lớp bồi huấn nhân tài hoằng Pháp, và chỉ dạy công việc giáo học hằng ngày. Tháng 5 năm 1998, tại Cư Sĩ Lâm Phật Giáo Tân Gia Ba Ngài bắt đầu tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm, cũng đồng thời tuyên giảng Kinh Vô Lượng Thọ. Từ năm 1998, Ngài ở Úc Châu và Tân Gia Ba hai nơi này tích cực đẩy mạnh lý niệm văn hóa đa nguyên, xúc tiến hòa bình, xã hội an định. Ngoài trừ ra ở Tân Gia Ba Ngài chủ động đi thăm viếng các đoàn thể Tôn giáo và trợ giúp sự nghiệp từ thiện xã hội. Ở Úc Châu Ngài tham gia diễn đàn Tôn giáo, trợ giúp trường Đại học Griffith thành lập Trung Tâm văn hóa đa nguyên trường Đại học Queensland thành lập học viện nghiên cứu giải quyết xung đột và hòa bình. Tháng 5 năm 2000 nhận lời mời của Cục Tôn giáo Trung Quốc, Ngài cùng với những vị lãnh tụ của 9 đại Tôn giáo Tân Gia Ba, đi thăm viếng các đại đoàn thể Tôn giáo Trung Quốc. Xây dựng mối quan hệ thân thiện. Tháng 1 năm 2001 Ngài ở Úc Châu dự bị xây dựng Tịnh Tông Học Viện, để bồi dưỡng trao dồi càng nhiều nhân tài Phật Giáo cho hàng hậu học. Ngài hiện cư ngụ tại Úc Châu, ngoại trừ mỗi ngày 4 tiếng đồng hồ ở trong phòng ghi hình tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm. Ngài cũng thường đi Hồng Kông và Tân Gia Ba hoằng Pháp.
- Tháng 5 năm 2002 Ngài được trường Đại học Griffith mời làm Giáo sư danh dự, tháng 6 được trường Đại học Queensland mời làm Giáo sư khách tọa, được Thành phố Toowmba phong tặng công dân danh dự của Thành phố.
- Giữa tháng 8 năm 2002 Ngài được trường Đại học Griffith phong tặng Tiến Sĩ danh dự.
- Tháng 7 năm 2003 Ngài với chức phận Giáo sư đại biểu trường Đại học Griffith đến Thái Lan tham gia hội nghị Thế Giới hòa bình Liên Hợp Quốc. Tháng 4 năm 2004 Ngài được trường Đại học Queensland Úc Châu phong tặng Tiến Sĩ danh dự. Tháng 6 năm 2004 Bộ Tôn giáo Indonexia tổ chức đoàn phỏng vấn lãnh tụ Tôn giáo, thỉnh mời Ngài làm cố vấn danh dự, đi thăm viếng Ai Cập, Ý Đại Lợi và Vatican, thông qua Tôn giáo giao lưu tiến đến tìm hiểu với nhau, cùng xây dựng ý thức chung. Tháng 8 năm 2004 Ngài được trường Đại học Châu Lập Islam Giáo Indonexia phong tặng Tiến sĩ danh dự. Tháng 8 năm 2004 Ngài được mời tham gia hội nghị Quốc Tế do Liên Hợp Quốc giáo khoa văn tổ chức cử hành tại Okayama Nhật Bản, và phát biểu chuyên giảng đề tài.
- Tháng 6 năm 2005 Ngài tích cực đẩy mạnh nền văn hóa đa nguyên, Tôn giáo hòa hài, liên hệ đoàn kết chủng tộc và nỗ lực công việc giáo dục hòa bình nhân ái Thế Giới, được Nữ Hoàng Anh Quốc ban tặng Huân Chương AM. Hoà thượng Tịnh Không không xây dựng chùa, cũng không thu nhận đồ chúng xuất gia Suốt đời tôi chỉ làm một việc: giảng kinh dạy học. Tôi không xây dựng chùa, cũng không thu nhận đồ chúng xuất gia. Điều này chư vị đồng học cần nên biết, những pháp sư hàng chữ Ngộ là trước đây ở thư viện Hoa Tạng – lúc đó quản trưởng là cư sĩ Hàn Anh, là bà ta thu nhận, đệ tử của bà chứ không phải đệ tử tôi. Quý vị không tin thử hỏi xem, cư sĩ Hàn khi còn tại thế, những người này nghe lời bà, chứ không nghe lời tôi. Đại sư huynh là Ngộ Bổn, khi ở Đạt La Tư (Dallas) có người hỏi Ngộ Bổn pháp sư: ông có phải là đệ tử của pháp sư Tịnh Không chăng? Lắc đầu, không phải! Là đệ tử của quản trưởng, thật vậy không phải giả.
Tôi từ xuất gia là học Ấn Quang đại sư, đây là thầy Lý dạy tôi. Cư sĩ Lý Bính Nam là học trò của Ấn Quang đại sư, đệ tử tại gia. Thầy Lý dạy tôi, lúc đó nói với tôi – tôi chỉ có thể dạy thầy 5 năm, ông rất khiêm tốn nói năng lực của thầy chỉ có thể dạy tôi 5 năm. 5 năm sau tôi đến đâu để học? Ông nói thầy học Ấn Quang đại sư. Ấn Quang đại sư không còn tại thế nhưng Văn Sớ còn, nên ngày thứ hai thầy đem Văn Sớ của Ấn Quang đại sư – lúc đó có bốn cuốn. Chỉ có hai cuốn phần chính, hai cuốn phần tiếp theo. Thầy đưa bốn cuốn sách này cho tôi và nói nên đọc hằng ngày và y giáo phụng hành, thầy chính là đệ tử của Ấn Quang đại sư.
Ấn Quang đại sư một đời không nhận chúng xuất gia, không xây chùa, không làm trụ trì, không làm tri sự. Trong đời ngài tất cả những gì tứ chúng cúng dường, tất cả đều làm pháp bố thí. Ngài khai sáng Hoàng Hóa Xã, chính là nơi in ấn kinh. Hoằng Hóa xã ở chùa Báo Quốc Tô Châu, tất cả tiền bạc đều đem in kinh cúng dường, tôi đi con đường này của Ngài. Các nơi phát sanh thiên tai như hạn hán, lũ lụt hòa thượng liền rút một khoản trong tiền in kinh để cứu trợ thiên tai, đó là việc phụ. Đời này tôi đi theo con đường của hòa thượng, có người muốn tìm tôi để xuất gia, tôi nói quý vị đến nơi khác xuất gia. Theo tôi cùng học tập tôi hoan nghênh, nhưng tôi không thu nhận đệ tử xuất gia. Vì sao không thu nhận? Tôi không có chùa, tôi nhận không có chỗ ở. Một mình tôi đi khắp nơi, tôi cũng không biết tôi đang ở đâu, quý vị không thể nào đi theo tôi. Quý vị đi theo tôi, đến nước ngoài không lấy được visa. Tôi ra nước ngoài nhiều năm như vậy cũng không đến nỗi, Chư Phật Bồ Tát gia hộ, mỗi quốc gia đều hoan nghênh tôi. Nơi đây là ông Thủy Cốc viết thư cho tôi, hy vọng tôi ở Nhật Bản lâu dài.
Nên thật sự có thể buông bỏ, tâm quý vị mới thanh tịnh. Đối với thế gian không nên nhiễm trước bất cứ điều gì. Mười năm gần đây, hiện nay cũng đã buông bỏ. Ở Úc Châu, gặp sự kiện 9/11. Hiệu trưởng hai trường đại học ở Úc Châu đến tìm tôi, hy vọng tôi có thể giúp Liên Hiệp Quốc hóa giải xung đột, đốc thúc việc xã hội an định hòa bình. Đây là việc tốt, chính là việc đệ tử Phật nên làm. Không có duyên không nên tìm, không đi tìm việc. Có duyên họ đến tìm tôi nên tôi không thể khước từ. Nên nhà trường mời tôi làm giáo thọ, tặng cho tôi học vị tiến sĩ. Tôi nói tôi lấy thứ này cũng vô dụng, họ nói không được, tôi nói sao không được? Họ nói những người mà Liên Hiệp Quốc mời dự hội nghị đều là chuyên gia học giả, họ không mời hòa thượng nên hòa thượng phải có học vị tiến sĩ, phải có địa vị giáo thọ đại học mới được. Thế nên tôi có ba học vị tiến sĩ, cũng có danh hiệu giáo thọ của mấy trường đại học, đây là gì? Tham gia Liên Hiệp Quốc, tham gia mười mấy lần hội nghị. Hai lần ở Nhật Bản, chính là ở tại Cang Sơn, nơi này trước đây tôi đã đến hai lần.
Chúng tôi đem phương pháp, đạo lý giải quyết vấn đề của cổ thánh tiên hiền và những gì Chư Phật Bồ Tát nói, báo cáo tường tận. Có thể làm được chăng? Khó, rất khó! Mọi người nghe được đều rất hoan hỷ nhưng chẳngcó ai không hoài nghi: Đây là lý tưởng, không làm được. Đây gọi là nguy cơ tín tâm nên tôi đã rút lui.
Năm nay hội nghị hòa bình của Tôn giáo Châu Á, tôi không tham gia nữa. Ngày khai mạc, đúng lúc tôi ở Kiết Long Ba (Kuala Lumpur), họ đột xuất mời tôi tham gia tiệc tối, hoan nghênh đại biểu các nước. Họ giành cho tôi nửa tiếng để nói chuyện trong buổi tiệc, ngày thứ hai tôi rời Kiết Long Ba. Vì thế về sau bất luận là khu vực quốc gia nào, mời tôi tham gia bất cứ hoạt động nào tôi cũng không đi. Mời tôi giảng kinh thì được, vì tôi giảng kinh không gián đoạn, mỗi ngày bốn tiếng. Như ở đây, họ thành lập phòng nhiếp ảnh, thành lập trạm mạng internet, mỗi ngày giảng bốn tiếng. Các bạn đồng tu đạo hữu ở các nơi trên toàn thế giới, đều có thể cùng nhau học tập, điều này có thể. Nếu không có thiết bị này, tôi không thể đi.
Những người theo bên cạnh tôi, đặc biệt là những người hàng chữ Ngộ. Những người này phải chăng là tu hành chân chánh, có đạo đức? Tôi không dám nói. Các vị học Phật phải học trí tuệ, người có trí tuệ nhìn người khác, giống như Khổng Lão Phu Tử vậy, nghe họ nói nhưng quan sát hành vi của họ. Không nên cho rằng người đó bên cạnh tôi, như vậy quý vị là mê tín, làm theo một cách mù quáng. Quý vị bị mắc lừa thì đừng trách tôi. Lời của tôi nói rất rõ ràng, không chỉ nói một lần mà nói rất nhiều lần. Nghe họ nói nhưng phải quan sát hành vi của họ!
Nhiều năm như vậy chúng tôi cùng nhau tu học, có người thật thành tựu chăng? Có. Tôi nói với chư vị, người thật sự thành tựu chưa từng gặp tôi. Hiện nay gặp mặt chỉ có hai người, tôi nói với chư vị, một là Hồ Tiểu Lâm còn một người là Lưu Tố Vân. Hai người này thật sự thành tựu, nhưng không ở bên cạnh tôi, đều là cư sĩ tại gia. Còn người chưa gặp mặt tôi, chưa liên lạc được, tôi biết có, rất có thể còn vài người. Nhưng những người xung quanh tôi, bất luận tại gia hay xuất gia, tôi không thấy người nào cả. Cho nên đối với đạo tràng tôi không có chút hứng thú nào.
- Trích: Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 436